Giờ mở cửa

Giờ mở cửa

7H30 - 17H30

15 sai lầm phổ biến nhất mọi người cần tránh khi sử dụng bếp từ

Với hiệu suất cao, dễ dàng vệ sinh, an toàn khi sử dụng và tiết kiệm chi phí, bếp từ dần trở thành lựa chọn hàng đầu cho cho không gian nhà bếp. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng bếp từ sai cách sẽ dẫn đến những sự cố không mong muốn. Hãy cùng Ricco Minh Hải tìm hiểu tất tần tật những sai lầm phổ biến khi dùng bếp từ nhé!

Mục lục

1. Không sử dụng thường xuyên

Tưởng chừng như đây là một sai lầm không mấy gia đình mắc phải khi sử dụng bếp từ vậy mà vẫn còn nhiều trường hợp mắc lỗi: Không sử dụng bếp từ thường xuyên

Nguyên nhân: Do các gia đình vẫn sử dụng song song bếp từ cùng bếp gas truyền thống và ưu tiên dùng bếp gas hơn, chỉ sử dụng bếp từ trong những trường hợp nhất định.

– Hậu quả:

  • Hơi ẩm có thể xâm nhập vào bếp và gây ra chập các bản mạch.
  • ảnh hưởng tuổi thọ của bếp từ
  • có thể gây nguy hiểm cho người dùng.

– Khuyến cáo: Nên sử dụng bếp từ hàng tháng. Nếu không nấu ăn thì cũng nên đun một nồi nước

2. Sử dụng dụng cụ nấu ăn không phù hợp

Một sai lầm căn bản nhưng lại làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng bếp từ của bạn chính là: sử dụng dụng cụ nấu ăn không phù hợp.

– Nguyên nhân: Bếp từ rất kén các dụng cụ nấu ăn. Không phải loại dụng cụ nào cũng tương thích và sử dụng được trên bếp từ

– Hệ quả

  • Nếu dùng nồi hay chảo không tương thích với bếp thì bếp sẽ không hoạt động và làm ảnh hưởng đến quá trình nấu ăn.
  • Nếu dùng muỗng, thìa kim loại dẫn nhiệt rất nhanh, người dùng có thể bị bỏng, còn những vật dụng bằng nhựa thì dễ bị tan chảy,

– Giải pháp: 

  • Khi mua nồi, chảo cần kiểm tra kỹ xem sản phẩm đó có sử dụng được trên bếp từ không. 
  • Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm làm từ là thép, sắt tráng men, thép không gỉ (inox) hay có đáy từ. 
  • Nên chọn nồi, chảo có đáy dày và phẳng, đường kính từ 12-26cm. 
  • Sử dụng thêm miếng hợp kim sắt lót phía dưới nếu dùng nồi thủy tinh.
  • Nên chọn dụng cụ nấu ăn có khả năng chịu nhiệt cao như gỗ, silicon.

chọn thiết bị nấu phù hợp với bếp từ

Cần lựa chọn thiết bị nấu phù hợp với bếp từ

3. Không vệ sinh bếp thường xuyên hoặc vệ sinh sai cách

Sau khi nấu nướng, vết dầu mỡ hoặc vụn thức ăn có thể vương vãi trên mặt bếp. Vậy mà vẫn có những gia đình mắc sai lầm khá căn bản khi dùng bếp từ: Không vệ sinh bếp thường xuyên hoặc vệ sinh sai cách:

– Nguyên nhân: Có thể do đã quen với việc sử dụng bếp gas truyền thống nên nhiều gia đình không có thói quen vệ sinh bề mặt bếp. Cũng bởi vậy mà nếu có vệ sinh thì cũng lại làm sai cách

– Hệ quả: 

  • Dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Làm giảm tuổi thọ của bếp. 
  • Bề mặt bếp từ rất dễ bị rạn nứt ở nhiệt độ cao nếu không sạch dầu mỡ và ẩm ướt.
  • Vệ sinh không đúng cách thì sẽ làm trầy xước mặt bếp thậm chí hỏng bếp.

– Giải pháp: 

  • Trong quá trình nấu ăn, cần tránh làm trào thức ăn hoặc nước ra mặt bếp. 
  • Sử dụng các loại nước tẩy, vật dụng chuyên dụng và khăn lau mềm để vệ sinh bếp.
  • Không sử dụng những loại giấy nhám, bàn chải cứng hoặc các chất liệu nhôm chà xát mặt kính của bếp.

dùng khăn mềm để vệ sinh bếp từ

Nên sử dụng khăn mềm và sản phầm chuyên dụng để vệ sinh bếp từ

4. Rút điện ngay sau khi sử dụng xong

Thói quen rút điện ngay sau khi sử dụng bếp từ xong cũng là một sai lầm phổ biến khi dùng bếp từ

– Nguyên nhân: 

  • Thói quen rút điện ngay sau khi đã kết thúc việc nấu nướng.
  • Quan niệm sai lầm: Rút điện ngay sau khi sử dụng vừa đảm bảo an toàn vừa giúp tiết kiệm điện.

Hệ quả: Làm chậm và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình làm mát của bếp do quạt tản nhiệt ngừng hoạt động.

– Khuyến cáo: 

  • Chỉ rút điện sau khi tắt bếp khoảng 15 – 20 phút để hệ thống quạt bếp của đủ thời gian làm mát bếp.
  • Không nên lót giấy báo hay vải ở dưới bếp từ để tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình tản nhiệt của bếp từ.

không nên rút điện bếp ra ngay khi nấu xong

Không nên rút điện ngay sau khi sử dụng xong

5. Nấu ở nhiệt độ cao liên tục

Không chỉ có bếp từ mà bất kỳ thiết bị nào, khi sử dụng quá tải đều gây ra hậu quả khôn lường. 

– Nguyên nhân: 

  • Thói quen nấu ăn nhanh ở nhiệt độ cao có thể do không có nhiều thời gian nấu nướng.
  • Quan niệm sai lầm: Nấu ở nhiệt độ cao giúp tiết kiệm thời gian nấu ăn

– Hệ quả: 

  • Gây tình trạng bếp bị quá tải, sốc nhiệt, làm hỏng cảm biến,
  • Làm giảm tuổi thọ của bếp
  • Gây tình trạng chập, cháy điện, nguy hiểm cho người sử dụng
  • Mặt bếp có thể bị nứt, vỡ

– Khuyến cáo: 

  • Không nên liên tục đun nấu trong một thời gian dài ở công suất cao.
  • Nên có thời gian nghỉ để bếp tự làm mát sau quá trình đun nấu cường độ cao.
  • Lựa chọn nhiệt độ phù hợp cho từng món ăn

6. Đặt bếp vào sai vị trí

Nhiều gia đinh không có kinh nghiệm nên đã vô tình đặt bếp vào sai vị trí

– Hệ quả: 

  • Ảnh hưởng đến quá trình sử dụng sau này.
  • Đặt bếp vào khu vực bí bách sẽ khiến không khí không thể lưu thông, làm giảm hiệu quả tản nhiệt của bếp từ
  • Đặt bếp ở khu vực ẩm ướt, độ ẩm cao dễ khiến linh kiện bếp bị oxy hóa, chập cháy, rò rỉ điện. Ngoài ra, khu vực này cũng là nơi sinh sống của các loại côn trùng, sâu bọ – chúng có thể chui vào bếp.
  • Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác có thể gây nhiễu một số thiết bị điện tử đó và ảnh hưởng đến cả sức khỏe người sử dụng

– Giải pháp: 

  • Tham khảo ý kiến của các kỹ thuật viên lắp bếp từ.
  • Tính toán khoảng cách và vị trí lắp đặt bếp từ phù hợp nhất.
  • Đặt bếp từ ở nơi thông thoáng, khô ráo, cách tường ít nhất 15cm và trần nhà khoảng 100cm.
  • Tránh đặt bếp từ ở gần các thiết bị điện tử khác như lò vi sóng, lò nướng hay tủ lạnh

đặt bếp từ ở vị trí thông thoáng khô ráo

Nên đặt bếp từ ở vị trí thông thoáng, khô ráo

>>> Tham khảo thêm: Cách Sử Dụng Bếp Từ An Toàn Tiết Kiệm Điện

7. Đặt tay hoặc các thiết bị không cần thiết lên mặt bếp khi đang nấu

Trong quá trình dùng bếp từ phải tuyệt đối tránh một sai lầm tai hại: Đặt tay hoặc các thiết bị không cần thiết lên mặt bếp khi đang nấu nướng.

không nên đặt tay trực tiếp lên mặt bếp từ rất nguy hiểm

Đặt tay trực tiếp lên mặt bếp từ rất nguy hiểm

Khi hoạt động, bề mặt bếp từ không sinh nhiệt, nhưng đáy nồi lại có nhiệt độ cao, nhanh chóng truyền nhiệt sang cho bề mặt bếp và các vật khác có trên mặt bếp

– Khuyến cáo: 

  • Trong quá trình nấu ăn hoặc sau khi nấu xong, không được chạm tay vào mặt bếp. 
  • Khi nấu ăn, tránh di chuyển nồi đang sử dụng để tránh chạm phải nồi đang nóng.
  • Không đặt các thiết bị không cần thiết lên mặt bếp

8. Kéo lê các vật dụng trên bề mặt bếp

– Nguyên nhân: Quan niệm sai lầm: bề kính của một số dòng bếp từ được làm kính cường lực và có khả năng chống trầy xước hiệu quả.

– Hệ quả: Các vết xước sẽ xuất hiện không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà thậm chí còn ảnh hưởng cảm ứng của bếp. 

9. Đặt quá mạnh nồi, chảo xuống mặt bếp

– Nguyên nhân: Do có sự nhầm lẫn giữa khả năng chịu lực và khả năng chịu lực va đập. Nhiều người thấy bếp từ được trang bị lớp kính có khả năng chịu lực nên khá vô tư đặt để nồi, chảo mạnh tay xuống mặt bếp.

– Thực tế: 

  • Các loại mặt kính cao cấp của bếp từ có thể chịu nhiệt và sốc nhiệt lên đến hàng nghìn độ, nhưng vô cùng nhạy cảm với lực va đập. 
  • Mặt kính có thể vẹn nguyên khi bạn đặt nhẹ nhàng cả một nồi luộc gà 10 lít nhưng có thể bị nứt vỡ ngay khi bạn tuột tay làm rơi chảo (1.5kg) từ độ cao chỉ 30cm.

– Hệ quả:

  • Có thể làm làm xước bề mặt bếp và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
  • Thậm chí làm vỡ luôn mặt bếp.

10. Sử dụng nguồn điện không phù hợp, thiếu ổn định

Các loại bếp từ thường hoạt động ở mức công suất từ 200 – 2000w. Đây là mức công suất khá lớn nhưng vẫn có nhiều gia đình vẫn đang cắm bếp từ vào một nguồn điện thiếu ổn định và không phù hợp. 

– Hệ quả: Sử dụng bếp từ bằng những nguồn điện không ổn định dễ không chỉ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp từ mà cả những thiết bị điện khác, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. 

– Khuyến cáo:

  • Dùng các phích cắm ổ cắm riêng, dây điện phải chịu được tải của công suất bếp từ, với tiết diện tối thiểu 0,75mm2.
  • Sử dụng dây điện 5A cho bếp.

11. Khởi động bếp khi chưa nấu ăn

Một số người lại có thói quen khởi động bếp khi chưa có vật dụng nấu hoặc có nồi nhưng không có thức ăn. Việc làm này tưởng chừng như vô hại nhưng nó cũng là một trong những sai lầm nên tránh khi dùng bếp từ.

– Hệ quả: 

  • Ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của nồi, chảo
  • Gây ra tình trạng lãng phí điện năng. 

12. Sử dụng bếp từ như cách dùng bếp gas

Một sai lầm mà 99% người dùng mắc phải đặc biệt là khi mới chuyển sang dùng bếp từ đó chính là sử dụng bếp từ như bếp gas truyền thống

– Nguyên nhân: Do thói quen nấu ăn với bếp gas truyền thống:

  • Nhấc nhẹ chảo ra khỏi bếp
  • Lật hoặc đảo để thức ăn chín đều và không bị dính trên nồi chảo không. 

– Hệ quả:

  • Bếp từ sẽ dừng nấu ngay lập tức.
  • Làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình nấu ăn
  • Ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp từ

– Giải pháp: 

  • Luôn ghi nhớ đặc tính cảm ứng nhạy bén của bếp từ
  • Dần dần thay đổi thói quen nấu ăn: Để nồi, chảo ở vị trí cũ và di chuyển thức ăn bằng thìa hoặc đũa. 
  • Không nên trượt chảo qua lại khi nó vẫn đang ở trên bếp. 

13. Không hiểu rõ công dụng của các nút bấm trên mặt bếp

Khi chuyển sang sử dụng bếp từ, có nhiều người mắc sai lầm khá ngớ ngẩn: không hiểu rõ công dụng các nút bấm nhưng vẫn sử dụng bếp.

chưa hiểu rõ các nút của bếp từ

Không nên dùng bếp từ khi chưa hiểu rõ các nút bấm

– Hệ quả: Không hiểu rõ công dụng của các nút bấm, bấm linh tinh sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

  • Làm ảnh hưởng đến bộ phận cảm ứng của bếp từ
  • Lâu dần có thể làm hỏng bếp

– Khuyến cáo: Dành thời gian nghiên cứu kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bếp từ.

14. Bỏ qua các dấu hiệu bất thường của bếp

Trong quá trình sử dụng, bếp có thể xuất hiện những hiện tượng bất thường mà đôi khi do chủ quan mà nhiều người thường bỏ qua.

– Một số dấu hiệu bất thường của bếp từ: 

  • Bếp tự động tắt
  • Bếp không làm nóng nồi nấu
  • Mặt bếp sinh nhiệt cao trong quá trình đun nấu
  • Báo lỗi không chính xác với tần suất lặp lại.
  • Xuất hiện tiếng kêu bất thường khi hoạt động.

– Khuyến cáo: 

  • Đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của bếp từ.
  • Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện bất thường đó.
  • Liên hệ ngay đến cửa hàng hoặc đại lý để được hỗ trợ kiểm tra, sửa chữa bếp (nếu cần thiết).

>>> Xem thêm: Cách Sử Dụng Bếp Hồng Ngoại Đúng Cách

15. Tự ý sửa chữa khi bếp gặp trục trặc

– Nguyên nhân:

  • Thói quen tự sửa chữa các thiết bị trong gia đình khi gặp vấn đề.
  • Tiếc tiền gọi thợ sửa chữa
  • Chủ quan, nghĩ mình có thể tự xử lí được vấn đề

tự ý sửa chữa bếp từ khi gặp vấn đề

Tuyệt đối không tự ý sửa chữa bếp từ khi có sự cố

– Hệ quả:

  • Có thể làm hỏng luôn bếp
  • Không được chấp nhận bảo hành vì điều này vi phạm chính sách bảo hành.

– Giải pháp:

  • Chủ động liên hệ với cửa hàng hay đại lý để được tư vấn và hỗ trợ kiểm tra – sửa chữa.
  • Tuyệt đối không nên tự ý tháo dỡ hay sửa chữa bếp.

Trên đây là những sai lầm phổ biến khi sử dụng bếp từ mà nhiều gia đình mắc phải. Hy vọng các bạn sẽ tránh được những sai lầm này để đảm bảo việc sử dụng bếp từ hiệu quả và an toàn!

Nguồn: https://ricco.com.vn

Ý kiến của bạn

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Tin tức liên quanCẩm nang kiến thức
Scroll to Top
Ricco

Đăng kýTư vấn miễn phí

Tổng đài tư vấn: 0964.317.588